Chi tiết tin
Quay lại

CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Ngày 17/06/2016, 10:02
Trong suốt quá trình phát triển giáo dục, người thầy luôn được khẳng định có vai trò then chốt đối với chất lượng giáo dục. Do vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương về phát triển đội ngũ nhà giáo như Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. Theo tinh thần đó, ngành giáo dục và đào tạo quận Ô Môn luôn chú trọng công tác xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành.

CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

                                                                                                 Tạ Duy Phương

Trong suốt quá trình phát triển giáo dục, người thầy luôn được khẳng định có vai trò then chốt đối với chất lượng giáo dục. Do vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương về phát triển đội ngũ nhà giáo như Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX)về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. Theo tinh thần đó, ngành giáo dục và đào tạo quận Ô Môn luôn chú trọng công tác xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tăng nhanh về số lượng. Hiện có 1.805 cán bộ, giáo viên, nhân viên (tăng 1.300 người so với năm 1975, tăng 325 người so với năm 2010). Chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ luôn được quan tâm, ngành đã tham mưu Sở Giáo dục và Đào tạo đưa đào tạo nâng chuẩn về trình độ chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bên cạnh đó cũng quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. 100% cán bộ quản lý có trình độ cử nhân quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên. Cụ thể:

Bậc học

Tổng

Chia ra

Trình độ chuẩn CBQL, GV

CBQL

GV

NV

Đạt chuẩn

Vượt chuẩn

SL

Tỷ lệ%

SL

Tỷ lệ%

MN-MG

462

40

354

68

224

56.85%

170

43.15%

Tiểu học

655

41

520

94

44

7.84%

517

92.16%

THCS

431

16

376

39

174

44.39%

218

55.61%

THPT

257

12

219

26

224

96.97%

7

3.03%

Tổng

1805

109

1469

227

666

42.21%

912

57.79%

 

- Tổng số đảng viên hiện có 864, chiếm tỷ lệ 47,87%.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học nâng cao trình độ chuyên môn, Năm 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 01 lớp cao đẳng sư phạm mầm non học tại Trung tâm GDTX-KTTH-DN quận Ô Môn với 92 giáo viên theo học, 01 lớp đại học mầm non hệ từ xa với 101 giáo viên theo học và 01 lớp cử nhân tiểu học từ xa với 95 giáo viên theo học.

Chính sách đối với cán bộ, giáo viên từng bước được quan tâm. Hiện nay, cán bộ, giáo viên được hưởng đủ các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một số chế độ phụ cấp hỗ trợ giáo viên mầm non theo Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐND và Nghị quyết số 23/2015/NQ-HĐND, mức hỗ trợ 0,5 x mức lương cơ bàn/người/năm; hỗ trợ giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục theo Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND, ngày 11 tháng 12 năm 2013, mức hỗ trợ 0,3 x mức lương cơ bản/người/năm.

Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo cũng cần có năng lực huy động và hợp tác rộng rãi hơn với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục. Không những thế, mỗi thầy cô giáo còn có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và tham gia rộng rãi các hoạt động ngoài nhà trường.

Mặc dù số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên những năm qua tăng đáng kể nhưng so với yêu cầu đổi mới và phát triển hiện nay, số lượng giáo viên vẫn còn thiếu, đặt biệt là giáo viên mầm non để đảm bảo thực hiện huy động đạt 50% cháu nhà trẻ, 98% cháu mẫu giáo trong độ tuổi ra lớp vào năm 2020, cần bổ sung thêm trên 250 giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học yêu cầu mỗi trường cần có 01 cán bộ công nghệ thông tin làm nồng cốt cần bổ sung 38 cán bộ tin học.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, giáo viên còn hạn chế, khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể giáo viên chưa thật sự đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và giáo dục học sinh và chưa biết cách tạo động lực hay phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện nhân cách.

Vì vậy, Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo tiếp tục xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp. Toàn ngành triển khai đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nhà giáo trong các khâu đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục ở tất cả các cấp học mà trước mắt là chuẩn bị cho những đổi mới của chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.

Ngoài ra, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên  đều phải có sự nỗ lực, tận tụy và có đạo đức nghề nghiệp tức là có tình yêu với nghề giáo, tâm huyết và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Sau nữa là luôn tự hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các năng lực theo những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới./.

admin